Cấu tạo của cầu dao Panasonic
- Khung: Bảo vệ các bộ phận bên trong khỏi tác động bên ngoài.
- Cơ cấu truyền động cắt CB: Là phương thức đóng mở cầu dao.
- Tiếp điểm: Cho phép dòng điện chạy qua cầu dao khi đóng.
- Buồng dập hồ quang: Dập hồ quang khi ngắt mạch điện do sự cố.
- Móc bảo vệ: bảo vệ thiết bị điện không bị quá tải hay ngắn mạch.
Khung cầu dao tự động
Bộ khung đóng vai trò rất quan trọng trong một hệ thống cầu dao Panasonic. Bộ khung cầu dao sẽ được thiết kế sao cho mang lại độ bền cần thiết để bảo vệ các bộ phận bên trong khỏi tác động bên ngoài và quá trình ngắt mạch.
Phần khung ngoài khả năng bảo vệ còn có công dụng cách điện để đảm bảo an toàn, tránh giật điện hoặc rò điện ra bên ngoài. Vì thế, phần khung cầu dao thường sử dụng chất liệu cách nhiệt.
Cơ cấu truyền động cắt CB
Có hai loại cơ cấu truyền động cắt CB bao gồm cắt bằng tay hoặc cắt bằng cơ điện:
- Cắt bằng tay dành cho dòng điện nhỏ hơn 600A.
- Cắt bằng cơ điện dành cho dòng điện lớn lên đến 1000A.
Tiếp điểm cầu dao
CB thường có hai cấp tiếp điểm là tiếp điểm chính là tiếp điểm hồ quang, hoặc ba cấp tiếp điểm bao gồm tiếp điểm chính, tiếp điểm phụ và tiếp điểm hồ quang. Khi đóng mạch, tiếp điểm hồ quang đóng trước lần lượt điểm tiếp phụ đến tiếp điểm chính. Khi ngắt mạch, tiếp điểm chính mở đến tiếp điểm phụ và cuối cùng là tiếp điểm hồ quang.
Tiếp điểm được thiết để để đối phó với hai sự cố chính:
- Quá tải dòng
- Ngắn mạch
- Buồng dập hồ quang
Buồng dập hồ quang
Hiện tượng hồ quang xảy ra tại khe hở của hai tiếp điểm. Buồng dập hồ quang có nhiệm vụ dập hồ quang khi các tiếp điểm được mở ra trong quá trình ngắt mạch. Buồng dập hồ quang được chia ra thành nhiều ngăn để chia nhỏ hồ quang giúp dập chúng nhanh hơn.
Có 2 loại buồng dập thông dụng:
- Buồng dập kiểu hở: dùng để cắt dòng lớn hơn 50kA hoặc điện áp trên 1000V.
- Buồng dập kiểu nửa kín: có các lỗ thoát khí, chỉ dùng cho dòng nhỏ hơn 50kA.
Móc bảo vệ cầu dao tự động
Móc bảo vệ tác động lên cơ cấu truyền động cắt CB khi xảy ra quá tải mạch hay ngắn mạch. Móc bảo vệ bao gồm:
- Móc bảo vệ quá dòng: bảo vệ thiết bị điện khỏi quá tải và ngắn mạch
- Móc kiểu điện tử: gồm cuộn dây được móc trực tiếp với mạch chính để chịu dòng tải. Khi trường hợp quá tải xảy ra, móc sẽ dập vào khớp và mở ra các tiếp điểm
- Móc kiểu role nhiệt: khi dòng điện quá tải sẽ phát sinh ra nhiệt khiến cho tấm kiếm loại của rơle dãn nở và dập vào khớp, mở ra các tiếp điểm.
- Móc bảo vệ sụt áp: gồm cuộn dây có tiết diện nhỏ mắc song song với mạch chính để chịu điện áp nguồn và có cơ chế như móc kiểu điện từ.
Nguyên lý hoạt động của cầu dao Panasonic
Ở trạng thái bình thường thì mạch điện lúc này đóng, các tiếp điểm được kết nối cùng với nhau bởi các móc nối cho phéo dòng điện sẽ chạy qua. CB có thể được mở hoặc đóng (ON/OFF) bằng công tắc để có thể đảm bảo các hoạt động được diễn ra liên tục và an toàn.
Nếu như trong trường hợp rò điện thì lúc này các tiếp điểm sẽ được tách rời theo cơ chế và dòng điện vẫn có thể chạy qua được nhờ vào hồ quang sản sinh trong quá trình sử dụng. Dòng điện sẽ được ngắt khi buồng dập hồ quang dập hoàn toàn. Nếu không dập được hồ quang hoàn toàn, hiện tượng cháy nổ có thể xảy ra. Vì thế cầu dao tự động Panasonic ngắt điện phụ thuộc vào thời gian hồ quang được dập tắt.